TRANG NHÀ

BIẾT  CUNG,  BIẾT  TA,  BIẾT  NGƯỜI     

 

Khoa học về cung còn mới mẻ nhưng sẽ đóng vai trò nền tảng cho khoa tâm lý của tân kỷ nguyên.Trong bài này chúng ta tìm hiểu đôi điều về các cung và các thể.

A.  Đại  Cương.
Cung là tên chỉ một loại năng lực đặc biệt, biểu lộ một tính chất riêng tương ứng với một hoạt động của con người và một ngành nghệ thuật.Có ba cung chính (1, 2, 3) và bốn cung phụ (4, 5, 6, 7). Đặc tính các cung như sau:
Cung 1: Ý Chí                                        Cung 4: Điều Hòa
Cung 2: Minh Triết, Bác Ái                   Cung 5: Hiểu Biết Khoa Học
Cung 3: Triết Lý                                                Cung 6: Sùng Tín
Cung 7: Nghi Lễ, Huyền Thuật.
Mỗi cung chính có một cung phụ tương ứng:
Cung 1 đi với Cung 7;               Cung 2 đi với Cung 6;            Cung 3 đi với Cung 5,
riêng cung 4 đứng tách rời và là yếu tố quân bằng. Ta cũng có thể nói có hai nhóm cung, mỗi nhóm gồm các cung có tính chất lực giống nhau, nhóm một gồm cung 1, 3, 5, 7 và nhóm hai gồm cung 2, 4, 6. Ngoài ra bốn cung phụ có thể coi là sự suy diễn, phân hóa của cung 3 mà ra.Cung chính và cung phụ khi biểu lộ sẽ cho nhiều liên hệ phức tạp, nhưng nếu biết cách làm việc của chúng thì ta nắm vững cơ chế không khó.
Thí dụ đặc tính của Thái Dương Thượng Đế là cung 2, đó là cung chính của ngài và sẽ được biểu lộ qua 7 cung trong thái dương hệ, với các vị Hành Tinh Thượng Đế đứng đầu một cung. 7 cung này là những cung phụ của cung 2 nguyên thủy. Khi vị Hành Tinh Thượng Đế biểu lộ ngài lại dùng bẩy cách, vậy ta có:

cung

B. Cung Của Một Người.
Con người có ba thành phần: chân thần, chân nhân và phàm nhân. Mỗi thành phần này cũng có cung riêng.
– Cung của Chân thần có thể coi là bất biến vì cố định qua muôn thời đại, và thuộc về một trong ba cung chính.
– Cung của Chân nhân thay đổi theo từng giống dân, và là cung phụ của chân thần.

Vậy thì:
– Người có chân thần ở cùng một cung hay cùng nhóm (1, 3, 5, 7 hay 2, 4, 6) sẽ sinh thiện cảm khi làm việc với nhau, nhưng ta đừng quên rằng phải tiến khá xa cung chân thần mới biểu lộ rõ, nên điều này không áp dụng cho đa số người.
– Với người trung bình hay đang tiến đến lý tưởng, cung chân nhân giống nhau hay bổ túc sẽ cho ra thông cảm và tình bạn nẩy nở. Họ dễ dàng hiểu quan điểm của nhau, thành tri âm tri kỷ, tin tưởng vững chắc vào nhau vì biết người kia sẽ hành xử y như mình. Nếu họ lại có cùng cung phàm nhân, ta có điều hiếm thấy là tình bạn tuyệt hảo hay cuộc hôn nhân đẹp như mơ, hai người không thể chia lìa nhau.
– Khi cung phàm nhân giống nhau mà cung chân nhân khác nhau, tình bạn nồng nàn nhưng ngắn ngủi, hay tình thân thoáng qua như cánh bướm.
Cung chân thần là 1, 2, 3 nhưng cung chân nhân gồm cả bẩy, các vị tiến hóa cao chuyển từ cung này sang cung kia khi có nhu cầu công việc, mỗi lần như vậy phải có sự tái điều chỉnh hoàn toàn, cũng y như khi các ngài rời hành tinh này để nhận công việc ở nơi khác, vì mỗi hành tinh đều có cung riêng.

C.  Chu  Kỳ.
Mỗi cung có một chu kỳ dài ngắn khác nhau, đó là thời kỳ mà lực cung ấy tác động mạnh mẽ nhất trên địa cầu, chỉ có một cung dài 2.500 năm còn những cung khác không giống vậy. Sự khác biệt này ảnh hưởng to lớn trên chu kỳ của chân nhân và ấn định khoảng thời gian giữa hai kiếp sống. Có chân nhân đi mau, chỉ dành khoảng thời gian ngắn giữa hai kiếp sống rồi trở lại ngay; có chân nhân mất vô số thời gian nên không thể nói là có một kỳ nghỉ ngơi 'trung bình' giữa hai kiếp sống.
Tương tự, quá đặt nặng tin tưởng vào câu nói là mỗi 1/4 cuối thế kỷ có sự việc nhằm trợ giúp sự tiến hóa con người thì cũng không nên, vì trong 7 lực chỉ có lực cung 1 đi theo chu kỳ ấy và cho ảnh hưởng ở một ngành riêng biệt của nhân loại. Những lực khác với chu kỳ khác tác động lên những ngành còn lại, và biến cố về khoa học, xã hội (như khám phá, phát minh, hay phong trào lập nghiệp đoàn) đều có tầm quan trọng ngang với chuyện tâm linh, tôn giáo.
Chu kỳ mỗi cung thay đổi từ 100 sang 2.500, 7.000, 9.000 và 15.000 năm. Hiện nay ta có lực cung 6 đang tàn và lực cung 7 vào thay thế. Lợi dụng điều này, con người khi tái sinh có thể chọn cung để hỗ trợ thiên cơ hay chấn chỉnh sự tiến hóa của mình.

D.  Phân  Tích  Ảnh  Hưởng  Các  Cung.
Dưới đây ta bàn về ảnh hưởng các cung trong đời sống một người, ta sẽ xét thành phần các lực trong người họ, tìm xem nó tạo trở ngại hay giúp ích như thế nào trong việc phát triển tâm linh, cũng như các vấn đề đổi cung, ảnh hưởng cung từ kiếp trước. Các nhân vật đều thật, họ được chân sư cho biết thành phần cung nhằm các ý sau:
– Cung là năng lực; hiểu biết cung, những thể cho đương sự cái nhìn toàn vẹn về các lực nằm trong tay anh để sử dụng.
– Ý thức ưu khuyết điểm của con người và việc phải làm để vun bồi hay cải thiện, chọn lựa cách phụng sự.
– Thấu triệt tại sao mình có khuynh hướng, phản ứng này hay kia; nhìn ra các lực trong người sẽ tác động lên ngoại cảnh như thế nào.
Tuy các trường hợp có thật, phần trình bầy chỉ có tính cách gợi ý và tổng quát, giúp bạn rõ thêm về sự sống mà không nhằm áp dụng 'y chang' vào trường hợp riêng vì lời bàn chỉ đúng cho người trực tiếp liên hệ.

1. Trường hợp A.
Cung Chân Nhân (CN)              2
Cung Phàm Nhân (PN)              1
Cung Thể Trí                              2
Cung Thể Vía                             1
Cung Thể Xác                            3
Người bạn có cung thể trí lạ lùng, vì thường khi đó là cung 4 hay 5; ở đây nó giống cung CN nên đáp ứng dễ dàng, nhưng cho ra cả lợi và bất lợi vì lực cung 4 hay 5 làm cái trí sâu sắc bị thiếu vắng. Trí không sắc bén, quyết định không phân minh. Trên lý thuyết nó sẽ khiến anh dễ mềm lòng, chiều người, quá tốt bụng. May mắn là cung PN loại trừ khuynh hướng này ngay trong trứng nước, cho tính thích cô lập thay vì hòa đồng, thông cảm. Điều ấy cắt nghĩa những khó khăn anh gặp phải khi làm việc trong nhóm nhưng nó cũng hàm cách chữa, vì CN có thể biểu lộ dễ dàng qua trí có cung cùng loại.
Cung thể vía cũng lạ vì thường là cung 2 hay 6. Người đi trên đường đạo đôi khi không tuân theo luật của đa số. CN chọn cung ấy để làm lộ tất cả những đặc tính ngăn trở sự hữu hiệu của nhóm và tình liên kết. Sự việc trầm trọng thêm khi cung PN và thể vía giống nhau, bởi chúng sẽ hỗ trợ nhau. Bảng trên cho thấy người bạn thiếu loại cung phụ 4, 5, 6, 7 trong khi các cung hiện diện đều là cung chính (1, 2, 3) và theo mô thức đặc biệt (2.1, 2.1). chúng được cải thiện phần nào do việc kiếp trước anh đã có cung 4, sang kiếp này anh thiết tha với tính hòa hợp, nhất quyết muốn có nó, bởi tính ấy đã mọc rễ trụ trong người anh.
Trước khi tiếp tục ta cần lưu ý là các lực, cũng như mọi điều trong thiên nhiên, đều trung tính không thiện không ác. Giống như ở nguồn thì con suối trong và ướp hương hoa rừng nhưng về tới đồng bằng nước lại đầy chất hóa học do phân bón ở ruộng thấm ra. Lực sẽ cho ra ảnh hưởng tốt hay xấu tùy môi trường mà nó tuôn vào, tức các thể được thanh bai hay không. Nói khác đi điện là một nhưng chạy qua bóng đèn ta có ánh sáng, vào bàn ủi ta có sức nóng v.v.

2. Trường hợp B.
Cung Chân Nhân (CN)              2
Cung Phàm Nhân (PN)              1
Cung Thể Trí                              1
Cung Thể Vía                             6
Cung Thể Xác                            7
Phần lớn khó khăn của người này là anh đang chuyển cung CN từ 6 sang 2, và đây là buổi giao thời. Để việc chuyển cung được mau lẹ và dễ dàng, anh cần tiếp xúc với một nguồn rung động mạnh mẽ của cung 2, chẳng hạn một nhóm phụng sự; anh cũng cần sự ổn định của nhóm ấy, mà khẩn cấp nhất là nét TỊNH của một nhóm cung 2. Thành quả đích thực của anh trong kiếp này phải là học được nét tịnh, làm việc nhu hòa, không thắc mắc vặn vẹo, và để chuẩn bị cho tương lai anh cần tập biểu lộ, trao đổi với nhóm cùng trừ tận gốc mọi chỉ trích mà cái trí quá linh hoạt lúc nào cũng có sẵn.
Cái trí ấy bị lực PN tăng cường vì cùng loại là sự nhất quyết, hướng ngã, khi tuôn vào cái trí cùng cung với PN sinh óc chuyên chế mãnh liệt (không phải ích kỷ), tham vọng lớn lao, tự đắc, cùng khả năng phân tích, chỉ trích người khác vừa cá tính vừa việc làm của họ. Lực cung 2 mà CN đang tìm cách biểu lộ (có tính bao trùm, mở rộng và khả năng tổng hợp, thông cảm) đôi khi quá mạnh nên lấn lướt, cho phản ứng lung tung. Nó sinh ra khuynh hướng rõ rệt (mà không kiểm soát được) là đồng hóa anh với bất cứ quan diểm tưởng tượng nào, nhìn quanh vấn đề mà không đi thẳng vào tâm, xem cái này rồi nhẩy sang xét cái kia. Người bạn không ở yên một chỗ để hiểu chuyện, chỉ tiếp xúc người khác ở ngoại biên tâm thức họ mà ít hòa vào chính tâm người ấy hay đi vào đời sống họ.
Để có thể hoàn tất việc chuyển cung trong kiếp này, anh được khuyên ở yên nơi đã chọn một thời gian dài, bằng không CN bắt buộc phải dời việc sang kiếp tới.

3. Trường Hợp C.
Cung Chân Nhân (CN)              1
Cung Phàm Nhân (PN)              6
Cung Thể Trí                              4
Cung Thể Vía                             6
Cung Thể Xác                            3
Sự phối hợp cung CN và PN cho ra khó khăn. Khi PN nhất quyết làm một việc rõ rệt và không bị ảnh hưởng của CN, sự biểu lộ ở cõi trần không có gì trục trặc và khi CN cũng hành động như vậy nó cũng hoàn tất được nhiều điều. Nhưng khi có sự phối hợp hai cái, nó sinh ra nhiều tàn phá hơn là sự biểu lộ mục đích thiêng liêng của linh hồn. Lấy thí dụ khi giúp người khác, lòng sùng tín cung 6 của anh làm họ kinh sợ và quyền lực cung 1 - dù không cố ý - lại nhè điểm yếu nhất của người ấy mà đập tơi bời. Đó là những đặc tính của người bắt đầu sống ý thức thuộc cung 1.
Không phải là thân hữu không thương anh vì họ thương anh. Không phải anh không quý họ vì anh quý họ, mà vì anh quá sôi động trong cách làm việc và lực chẩy qua người anh tàn phá cũng mau lẹ như xây dựng, xua đi mất vật mà anh muốn thu hút hay đã tạm thời thu hút.  Anh bạn thấy nhiều người vượt khỏi tầm ảnh hưởng của mình và ngẩn ngơ không hiểu rằng lỗi nằm ở anh mà không phải ở họ.
Để sửa chữa, người bạn được khuyên hãy quên đời sống cá nhân, quên những ràng buộc, liên hệ mà thay vào đó là sự lưu tâm nhiệt tình về việc làm cho đời, và đừng thực hiện nó bằng cách tăng gia quyết tâm của cung 6 PN. Hãy tập tính đó bằng sự thương yêu nhiều hơn, lan rộng hơn cùng lúc ấy quên mình. Bởi tánh dứt bỏ, không cầu xin điều gì cho chính mình, mọi điều sẽ tới với anh, khi anh không đứng một mình mà thành thỏi nam châm chu hút người khác. Đó làm phần việc lúc này cho anh, học hướng tâm ra ngoài, bước ra khỏi cái tôi vẫn được coi là cái rốn vũ trụ. Anh phải học cách thu hút, xây dựng mà không hủy diệt.
Hãy để người khác tự do và đừng tìm cách áp đặt ý kiến của anh lên họ. Những phương pháp, tư tưởng, cách thức có thể đúng cho người bạn mà không đúng cho kẻ khác, nếu chúng sai hẳn mà anh tìm cách áp đặt, linh hồn người ấy có thể mang họ ra khỏi tầm ảnh hưởng của anh để họ được tự do nẩy nở. Thể vía cũng đáng bận tâm ở đây vì có cùng lực với PN. Do đó việc phải làm là tập lòng sùng tín vô kỷ, hướng ngoại, dẫn anh đi theo đường phụng sự.

Trường Hợp D
Cung Chân Nhân (CN)                       1
Cung Phàm Nhân (PN)                       5
Cung Thể Trí                                                   5
Cung Thể Vía                                                  6
Cung Thể Xác                                                 7
Ở đây PN và thể trí cùng cung 5 nên phải để ý việc tư tưởng bị đóng khung, cùng ảnh hưởng quá độ của óc chỉ trích. Cung 5 cho con người khả năng thu góp, sử dụng và thông suốt kiến thức, nhưng có phải làm quân bình bằng sự khai mở trực giác, cũng như phải đồng thời có dồi dào tình thương và minh triết. Cung 6 là sùng tín, nhưng nơi người bạn ở thể tình cảm, nó cho ra lòng sùng mộ kiên trì mà không phải cuồng tín. Năng lực này có giá trị lớn lao với anh vì trong bảng thành phần cung, nó là lực duy nhất biểu lộ tình thương của cung 2 trong kiếp này, và mối liên kết với cung 2 tỏ ra mạnh mẽ, vững vàng.
Với thể xác ở cung 7, ta có bốn lực trên cùng một đường 1, 3, 5, 7 và hợp lực của chúng tạo nên vấn đề một suy nghĩ, lại thêm chỉ có một cung duy nhất để quân bình là cung 6. Tuy nhiên người bạn được thăng bằng về nhiều mặt do trong một kiếp trước, cung PN đã lưu lại thói quen rõ rệt về tư tưởng và hành động, và anh nên cám ơn Trời là nó đã tạo một số khuynh hướng không thể thay đổi được. Trong kiếp đó PN thuộc cung 2 nên anh được thừa hưởng một bản chất giàu lòng nhân ái, cảm thông và khả năng kết hợp; đây là việc rất đáng kể vì nó làm nghiêng cán cân so với ảnh hưởng quá mạnh của cung 1trong kiếp này.
Nhìn chung, ai không thấy trọn sự việc mà chỉ biết đặc tính của kiếp này và khuynh hướng tự nhiên do các cung, khó mà biết đúng đắn về chính mình. Bởi thể tình cảm phát triển nhiều và mạnh, nó biểu lộ được lòng từ ai mà anh đã nẩy nở cao độ ở kiếp trước. Sự quá độ về đường lực cung 1ở kiếp này dầu vậy có ý thăng bằng để rồi khi tái sinh, PN sẽ lại là cung 2, kết hợp sự thay đổi trong kiếp này và khuynh hướng kiếp trước để cho ra một PN cung 2quân bình về trí tuệ.
Bốn thể trên cùng một đường lực khiến cho công việc anh làm trong ngành của mình có giá trị cao về mặt trí tuệ, nhưng lại ngăn cản mở trực giác biểu lộ. Chuyện đỡ được phần nào vì lúc này CN hướng tâm vào thể tình cảm, giúp nó rất nhiều trong sự thể hiện, khiến anh có sức thu hút nhiều hơn nếu thật tâm muốn mà ít khi anh muốn vậy. Lý do là khi tiếp xúc được với CN, anh có khuynh hướng biểu lộ tính nổi bật nhất của cung 1 là đơn độc, cô lập (nhưng không phải là chia rẽ vì anh không có tính xấu đó), cùng khả năng đứng iêng, không bị lay chuyển.
Từ nay tới cuối đời, công việc của người bạn là chuyển tâm chú ý của PN từ thể trí vào thể tình cảm, làm tràn ngập đời sống của mình với tình thương biểu lộ một cách thông minh và mạnh mẽ. Làm vậy cũng khiến cho sự hòa đồng giữa CN và PN được nhiều hơn.

Trường Hợp E
Cung Chân Nhân (CN)                       1
Cung Phàm Nhân (PN)                       6
Cung Thể Trí                                                   2
Cung Thể Vía                                                  6
Cung Thể Xác                                                 1

Cung 2 thể trí của người bạn khác thường, giúp cho việc soi sáng được ít trở ngại nhất. Nó tiếp xúc với CN được dễ dàng mà do vậy gây ra vấn đề nghiêm trọng, ấy là khi công việc liên quan đến cái tôi thì anh muốn người khác quí chuộng và thương mến mình. Việc có nghĩa là người ta có thể luôn luôn tin chắc là anh sẽ hy sinh tất cả để  thực hành điều CN muốn khi anh thấy rõ điều ấy. Không có gì ngăn cản được anh đạt tới mục tiêu khi con đường mở ra trước mặt. Nhưng nó cũng có nghĩa là về khía cạnh thấp, người bạn cũng chịu hy sinh lớn lao để được kẻ khác thương yêu. Chuyện không quan trọng chút nào với người trung bình, nhưng lại khác hẳn với ai bước vào đường Đạo. Vì vậy anh được khuyên nên xem xét việc này, và tự mình khám phá ra tình trạng. Một chìa khóa cho vấn đề là tìm hiểu khi có sự tranh chấp kịch liệt ở nội tâm, anh sẽ hy sinh chân lý hay bạn bè.
Cung 6 của thể tình cảm nói lòng sùng tín và lý tưởng, đó là lý do anh tận tụy với người mình yêu, hết lòng với chân lý, với bận huấn sư và với Thiên Đoàn. Đặc tính này rõ rệt hơn khi ta thấy sự tương quan sau:
Cung 6                           Sùng tín
Thể thứ 6                        Thể tình cảm
Cõi thứ 6                        Tình cảm
giữa các con số. Ảnh hưởng thường mạnh hơn khi có sự tương quan, và đồng thời cũng cho ra việc đáng lưu tâm. Thể xác cung 1 là điều không thường thấy mà chỉ gặp nơi người đệ tử, vì họ hay lấy các thể thuộc bất cứ loại nào nhằm đáp ứng lại tính khẩn trương, nhu cầu, hay phần việc trong một kiếp nào đó. Với người bạn, thể xác cho phép sử dụng năng lực tinh thần ở cõi trần và trở thành người chuyển di cùng phân phối lực.
Trọng tâm của CN là não bộ, điều này giải thích vì sao thể xác ở cùng một cung với CN, còn năng lực của PN tại trụ vào thể tình cảm, Công việc của anh là tăng cường hoạt động thể trí mà không cùng lúc phát triển óc chỉ trích. Tương đối người bạn không có tính này vì hạ trí của anh được trực giác và cảm xúc làm chủ. Anh phải hướng năng lực của CN và PN vào thể trí và làm việc từ cõi trí, sao cho cùng lúc vẫn không mất nguồn trựcgiác và khả năng thông cảm, thương yêu. Khi làm được vậy, trực giác sẽ phát ra trọn vẹn và cảm xúc chuyển hóa thành cảm thông.

Trường Hợp F
Cung Chân Nhân (CN)                       2
Cung Phàm Nhân (PN)                       5
Cung Thể Trí                                       4
Cung Thể Vía                                     1
Cung Thể Xác                                     7

Ta cũng có thể tình cảm khác thường ở đây là cung 1. Điều này xẩy ra khi người đệ tử cần làm viên mãn một chuyện đặc biệt nào đó. Nơi người bạn cung 1của kiếp vừa rồi khiến anh cũng có thể tình cảm cung 1 ở kiếp này, và cũng bởi trong kiếp hiện tại anh có quá nhiều lực cung 2 (2, 4, 6), hợp lực của chúng tạo nên vấn đề thật khó khăn và phức tạp. Để quân bình và ngăn chặn sự nguy hiểm, CN đã chọn thể xác cung 7, nhằm tổng hợp hai đường lực và đó là trợ giúp đích thực cho anh. Ta để ý hai sự kiện ở đây:
– CN và thể xác cùng một cung
– PN hướng tâm vào não bộ
cho ra vấn đề rõ rật. Nó sinh ra sự chú ý quá độ, nhấn mạnh (cung 6) vào hình thể biểu lộ (cung 7), và sự thể hiện của nhóm. Tức có lòng sùng mộ đạng thức nào có sẵn. Sự phối họp các cung cho ra phản ừng mau lẹ với hình thức đang diễn tiến thay vì có tầm nhìn lâu dài về kế hoạch, cái mà cung của CN có thể cung cấp cho anh.  Càng lúc anh càng nên chú tâm vào CN và bớt dần vào cái tôi, nó sẽ khiến tình thương biểu lộ bằng sự hết lòng với mọi người, coi họ như là linh hồn, mà không là tính sùng mộ các hình thức hay phương pháp mà cung PN tán thành.

Trường Hợp G
Cung Chân Nhân (CN)                       2
Cung Phàm Nhân (PN)                       1
Cung Thể Trí                                       2
Cung Thể Vía                                      1
Cung Thể Xác                                     3
Thể trí cung 2 không theo đúng luật thường nhưng vì vậy cho phép người bạn làm được ba chuyện:
– Nếu muốn, anh đáp ứng dễ dàng với khích động từ CN vì trên cùng một cung.
– Giữ cái trí sáng suốt và phân biệt những nguyên tắc dễ dàng làm PN chú ý.
– Làm việc khéo léo, có thứ tự và chính xác trong ngành của mình.
Mặt khác, PN kiếp vừa rồi cung 7 nên kiếp này anh thừa hưởng khả năng tổ chức (cung 7), cũng như xếp đặt chi tiết dễ dàng (cung 2). Vấn đề ở đây là PN cung 1 phản ứng mau lẹ với lời chỉ trích và được ưa thích sự kiểm soát từ bên ngoài, hay sự can thiệp mà nó phải để ý tới. Khó khăn xẩy ra không ai kiểm soát anh hay can thiệp. Anh phải tự tìm lối giải quyết là học và tập tánh quên mình. Kẻ nào đơn độc và tự chọn hoàn cảnh ấy cho mình về một khía cạnh có vấn đề khó hơn, và khác lạ với người thường xuyên bị kềm chỉnh vì không ngừng tiếp xúc với người khác về mặt tâm thức. Anh bạn chọn sự cô độc và đường ấy thích hợp với anh, nhưng phải sửa chữa những bất lợi của nó bằng kỷ luật tự mình đặt ra.
Đây là trường hợp chót trong sự phân tích các cung, và nếu so sánh nó với trường hợp A trong bài một, ta có điều thú vị là thành phần các cung y hệt nhau. Nó đưa tới việc có phản ứng tương tự nhau là cả hai đều thích cô lập (do PN cung 1), nhưng công việc phải làm của hai người khác hẳn nhau, vì nhu cầu phát triển của hai CN hoàn toàn phân biệt. Điểm này đáng lưu ý, vì cung cũng như các thể là điều mà con người thật thay đổi trong mỗi kiếp sống cho phù hợp với nhu cầu, và không thể dựa vào thành phần cung trong một kiếp để nói chắc về một linh hồn. Có nghĩa còn những yếu tố khác như cung PN kiếp trước, bài học phải trả qua trong kiếp này, v.v… ảnh hưởng con người ngoài các cung. Nghiên cứu những trường hợp khác cho thêm các nhận xét sau:
● Một người với thể trí cung 5 rất mạnh có thể làm đời sống mình khó khăn, vì cái trí như thế cho ra bản tính thiếu sức thu hút người khác - non magnetic. Vào giai đoạn phát triển của anh, cho dù đã cảm nhận đôi phần từ linh hồn, anh vẫn không thể tỏa sự sống của CN mình đến người khác vì cái trí cung 5 bị tách biệt, cô lập, và có khuynh hướng tự nhiên là phân biện để chia rẽ. Sự việc đi hai chiều, tức ảnh hưởng ngoại lai cũng bị ngăn chặn, ấy là tại sao anh không thể bắt được tư tưởng kẻ khác. Tuy nhiên cái trí ấy có giá trị lớn lao vì nó lanh lẹ, hữu ích, mở rộng để nhận hứng khởi.
● Nói cách khác, tuy cái trí cho phép nắm vững sự kiện và giúp thấu đạt khoa học, nó phải được hướng dẫn để thành dụng cụ soi sáng mà không phải chỉ là cái máy ghi chép việc. Điều này chỉ có thể có được khi tìm và óc rung động cùng một nhịp; không có sức thu hút làm cái trí có bề sâu mà không có bề ngang, và nếu ta suy cho kỹ, cung 5 chính ra là thương yêu do hiểu biết, còn cung 2 là thương yêu do trực giác.
● Một thể trí cung 4 thường hàm ý mối liên hệ là điều quan tâm chính của người bạn trong kiếp này, vừa trong chính bản thân vừa trong môi trường làm việc, vì cung 4 là Hòa Hợp trong Tranh Chấp. Nó là sự hòa giải những lực trong bản chất mình và trong khung cảnh bên ngoài, nó một phải là việc quân bình các lực đối chọi, mà là trận chiến của các mối tương quan cao hơn, giữa PN và CN, giữa cái anh là trong kiếp này và môi trường hoạt động. Công việc của anh là cho ra hòa hợp trong tranh chấp, và phương pháp tốt nhất là sinh ra ảnh hưởng hòa hợp bên trong môi trường sống, như là kết quả của sự tranh chấp lặng lẽ trong tâm hồn.
● Các thể ở cùng một đường lực (1, 3, 5, 7  hay 2, 4, 6 ) sẽ khiến ảnh hưởng từ cái cao chuyền xuống cái dưới dễ dàng, nhưng khi CN nằm trong hệ thống thì có điểm cần lưu ý là sẽ luôn luôn có khuynh hướng tiêu cực, không giữ được thái độ tích cực, nhất là đối với linh hồn, Để giải thích, nếu đó là cung 2 người bạn sẽ yêu dễ, muốn yêu thương có sẵn nơi anh; chuyện để ý là năng lực, quyền lực thương yêu tức thương yêu làm thay đổi hoàn cảnh, giúp bộc lộ tiềm năng người khác hay chữa bệnh, hoán cải. Một bên là ý muốn thương yêu do bản tính và không nhắm tới một mục đích nào, một lên là uy lực thương yêu, dùng tình thương một cách hiểu biết và mạnh mẽ có mục đích, nhằm thực hiện một điều gì đó.
● Khi CN và thể xác thuộc cùng một cung, hay trên cùng một đường lực, linh hồn dễ dàng cảm ứng não bộ, làm người bạn có trực giác dồi dào.
● Ngoài những điểm lợi và bất lợi do các cung trong thành phần một người gây ra, còn một điểm cần lưu ý trong việc kiện toàn con người, là các cung vắng mặt và đặc tính của chúng, tình trạng quân bình hay thiếu quân bình của những cung hiện diện và vấn đề từ đó sinh ra.
Như đầu bài ghi rõ, cung là những chủ lực ảnh hưởng con người trong một kiếp, như vậy cái vị trí đúng đắn nên có khi tìm hiểu các cung nào của con người thật vĩnh cửu, và với ba tâm niệm sau:
– Kiện toàn PN để nó thành dụng cụ tốt đẹp cho CN, dựa vào các cung hiện diện, mà cũng kể đến vấn đề sinh ra do các cung vắng mặt (đừng quên rằng cung có mặt cũng gây vấn đề !)
– Tạo ảnh hưởng tốt lành lên môi trường chung quanh, bằng cách sử dụng các lực tự nhiên trong người.
– Thực hiện việc phải làm.
Nếu không có ba tâm niệm trên, nghiên cứu về các cung không ích lợi gì bởi nó chỉ thỏa mãn óc tò mò, biến môn học này thành không khác chi khoa bói toán thông thường, và như thế giới hạn tầm nhìn vào hiện tại, vào cõi trần và PN thay vì vĩnh cửu và con người thật. Hai đặc tính sau được nhấn mạnh, khi các trường hợp trên cho thấy con người mang trở lại kiếp này, khuynh hướng hay tính chất đã phát triển ở kiếp qua, chỉ nhắc lại điều ta đã biết là không một cố gắng nào mất đi, và con người thật trường tồn với thời gian.
Học hỏi các cung cho ta cái nhìn sâu rộng hơn về đời sống tâm linh của con người và cuộc tiến hóa, mời bạn đọc trong một bài khác trên trang web này bàn về ảnh hưởng của cung trên các loài, trên thế giới và trong tương lai.

Tham khảo:
- Discipleship in the New Age, vol I, A.A. Bailey
- A Treatise on Cosmic Fire, A.A. Bailey

Geese